Khám Phá Nét Đẹp Việt Nam

Khám Phá Lăng Tự Đức - Nơi Yên Nghỉ của Vị Vua Thứ 4 Nổi Tiếng Triều Nguyễn

Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng, là nơi chôn cất vị vua thứ tư của Triều Nguyễn - Vua Tự Đức. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo với vẻ đẹp nên thơ, phong cảnh hữu tình, trở thành lăng tẩm đứng đầu thu hút số lượng khách du lịch ghé thăm quan và checkin nhiều nhất tại Huế. Hãy cùng Cotrang.org khám phá ngay nhé!.

 

Xem thêm >> 25+ Địa Điểm Du Lịch Huế Đẹp và Nổi Tiếng Nhất

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

Thông tin Doanh Nghiệp: Lăng Tự Đức Huế

Địa chỉ: Thôn Thượng Ba, An Cựu, Huế, Việt Nam

Loại Hình: Địa Điểm Du Lịch - Địa Điểm Tham Quan

SĐT: 00

Mở Cửa: 7:00 - 17:20

Sản phẩm / Dịch vụ: Tham Quan, Checkin, Ngắm Cảnh

1. Ví trí Lăng Tự Đức

 

Toạ lạc tại thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, tp.Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 6km. Lăng Tự Đức nằm trong một thung lũng hẹp, bên cạnh là Đồi Vọng Cảnh với nhiều cây cối bao quanh, khí hậu mát mẻ, yên bình. Để đến được đây, tốt nhất bạn nên đi theo định vị google map nhé. Đường đi cũng rất thuận tiện.

 

lăng tự đức huế

 

Lăng Tự Đức nhìn tổng thể từ trên cao (ảnh sưu tầm)

 

Lăng được xây dựng trên diện tích rộng lớn 12ha, bao bọc bởi tường thành dài 1.500m được xây bằng núi đá. Toàn bộ lăng có 50 công trình lớn nhỏ đều chứa chữ “Khiêm” với ý nghĩa là cung kính, nhún nhường, một đức tính tốt đẹp của nhà Nho.

 

2. Lịch sử hình thành

 

*Giới thiệu về Vua Tự Đức: Vua Tự Đức (1848-1883) là vị vua thứ 4 của nhà Nguyễn. Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn.

 

- Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm sinh ngày 22 tháng 9 năm 1829 tại Huế, là con thứ nhưng là đích tử của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng. Vì anh trai của ông, Nguyễn Phúc Hồng Bảo, là một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu học hành nên vua Thiệu Trị trước lúc qua đời đã để di chiếu truyền ngôi cho ông.

 

- Tháng 10 năm 1847 ông chính thức lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là Tự Đức, lúc đó ông mới 19 tuổi. Tự Đức được đánh giá là một vị vua có tư cách tốt, tính tình hiền lành, ham học, hiểu biết nhiều, đề cao Nho học, yêu thích thơ văn. Ông chăm chỉ xem xét việc triều chính và không hề trễ nải. Nhưng Tự Đức cai trị đúng vào một thời đại khó khăn. Trong nước nhiễu loạn, bên ngoài thì thực dân Pháp xâm lấn. Bản thân ông lại có sức khoẻ ốm yếu nên không có con.

 

*Quá trình xây Lăng: Lăng vua được khởi công vào năm 1864 với sự tham gia của 5 vạn binh lính. Năm 1866 sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi thì đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung. Năm 1873, Khiêm Cung được hoàn thành.

Lăng Tự Đức - Thôn Thượng Ba, Huế (ảnh sưu tầm)

Lăng Tự Đức - Thôn Thượng Ba, Huế (ảnh sưu tầm)

Lăng Tự Đức - Thôn Thượng Ba, Huế (ảnh sưu tầm)

Lăng Tự Đức - Thôn Thượng Ba, Huế (ảnh sưu tầm)

Lăng Tự Đức - Thôn Thượng Ba, Huế (ảnh sưu tầm)

Lăng Tự Đức - Thôn Thượng Ba, Huế (ảnh sưu tầm)

Lăng Tự Đức - Thôn Thượng Ba, Huế (ảnh sưu tầm)

Lăng Tự Đức - Thôn Thượng Ba, Huế (ảnh sưu tầm)

3. Vẻ đẹp kiến trúc tại Lăng Tự Đức

 

Lăng Tự Đức được xem là một trong 04 lăng tẩm đẹp nhất trên bản đồ du lịch Huế, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Lăng được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Huế kết hợp với Nho Giáo.

 

* Đảo Tịnh Khiêm: Nằm giữa hồ Lưu Khiêm với thiết kế đẹp mắt ,nhẹ nhàng và thơ mộng. Khu vực này được sử dụng để trồng hoa và nuôi giữ một vài các loài động vật quý hiếm.

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Đảo Tịnh Khiêm tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Đảo Tịnh Khiêm tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

*Dũ Khiêm Tạ: Là nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách. Được xây dựng bên hồ Lưu Khiêm.

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Dũ Khiêm Tạ tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Dũ Khiêm Tạ tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

*Khiêm Cung Môn: một công trình hai tầng dạng vọng lâu. Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu.

 

lăng tự đức huế

 

Khiêm Cung Môn tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Khiêm Cung Môn tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

lăng tự đức huế

 

Khiêm Cung Môn tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

*Khu lăng tẩm: tọa lạc phía sau khu vực tẩm điện, gồm có hai hàng tượng quan văn võ và tấm bia đá nặng 20 tấn có khắc bài thơ "Khiêm Cung Ký" của vua Tự Đức sáng tác  vào năm 1871 và đặt trước mộ người. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử.

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Khu Lăng Tẩm tại Lăng Tự Đức

 

lăng tự đức

 

Hai hàng tượng quan Văn Võ tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

*Hồ Lưu Khiêm: Đây là hồ nước rộng lớn, nằm ngay trung tâm, hồ có nuôi rất nhiều loài cá, có nhiệm vụ điều hoà không khí, tô điểm cho cảnh sắc nơi đây thêm mềm mại, trữ tình.

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Hồ Lưu Khiêm tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Hồ Lưu Khiêm tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Cây cối xanh mát tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

*Nhà hát Minh Khiêm: Đây nơi nhà vua dành để nghẹ nhạc, múa hát. Ngày nay, nhà hát Minh Khiêm được xem là nhà hát cổ nhất tại Việt Nam.

 

*Điện Lương Khiêm: nằm phía sau điện Hòa Khiêm, bên trong Khiêm Cung Môn. Đây là nơi nghỉ ngơi và thư giãn của vua. Về sau dùng để thờ bà thái hậu Từ Dũ, mẹ của Vua.

 

*Điện Hoà Khiêm: Trước đây là nơi vua làm việc, ngày nay là nơi thờ vua và hoàng hậu.

 

lăng tự đức

 

Điện Hoà Khiêm tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

4. Điểm Checkin đầy cổ kính

 

Lăng Tự Đức với kiến trúc độc đáo và tuyệt đẹp đã trở thành điểm đến hẫp dẫn của du khách khi đến với Cố Đô. Để có những bức hình checkin xinh lung linh, đừng quên mang thêm trang phục áo dài hoặc trang phục đậm chất cung đình Huế nữa nhé. Sau đây là một vài bức hình xinh xắn mà chúng tôi sưu tầm được:

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

Lăng Tự Đức - Cầu Đông Ba, Huế

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

lăng tự đức

 

Checkin tại Lăng Tự Đức (ảnh sưu tầm)

 

5. Giá vé tham quan Lăng Tự Đức

 

- Phí tham quan: 100.000 VND/ người lớn, 20.000 VND/ trẻ em;

- Giờ mở cửa: 07:00 - 17:00 các ngày trong tuần;

 

Nếu có dịp đến với Huế thương, mời bạn ghé đến Lăng Tự Đức để tham quan và trải nghiệm nhé!

 

Link bản đồ:

 

Toplist Nổi Bật: