Khám Phá Nét Đẹp Việt Nam

Cung An Định Huế - Khám Phá Cung Điện Xa Hoa, Tráng Lệ dưới Triều Nguyễn

Cung An Định là một điểm đến hấp dẫn không thể bõ lỡ khi khám phá Cố Đô xinh đẹp. Nằm nhẹ nhàng bên bờ sông An Cựu với kiến trúc ấn tượng như một lâu đài xa hoa, tráng lệ mang đậm phong cách Châu Âu. Đây cũng là nơi liền với lịch sử về vị vua Khải Định - một vị vua dưới triều Nguyễn. Hãy cùng Cotrang.org khám phá ngay nhé!.

 

Xem thêm >> 25+ Địa Điểm Du Lịch Huế Đẹp và Nổi Tiếng Nhất

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

Thông tin Doanh Nghiệp: Cung An Định Huế

Địa chỉ: 179 Phan Đình Phùng, An Cựu, Huế, Việt Nam

Loại Hình: Địa Điểm Du Lịch - Địa Điểm Tham Quan

SĐT: 02147483647

Mở Cửa: 7:00 - 17:00

Sản phẩm / Dịch vụ: Tham Quan, Checkin, Ngắm Cảnh

1. Vị trí Cung An Định

 

Nằm tại số 97 đường Phan Đình Phùng, ngay trung tâm Thành phố Huế. Đây là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua. Mặc dù được xây dựng khá lâu từ năm 1917, tuy nhiên cho đến ngày nay, Cung An Đinh vẫn giữ được vẻ đẹp lộng lẫy, nguy nga vốn có, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

 

Để đến Cung An Đinh, bạn chỉ cần đi theo google map. Đường đi đến đây khá dễ dàng và thuận tiện, cách Cầu Trường Tiền, Ga Huế tầm 2km mà thôi. Với vị trí tuyệt đẹp nằm nép mình bên dòng sông An Cựu, bước đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình và nhẹ nhàng của cảnh vật nơi đây.

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

 

2. Lịch sử hình thành

 

Theo Wikipedia - Năm 1902, Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo - tức vua Khải Định sau này, đã lập phủ riêng và đặt tên là phủ An Định.

 

- Năm 1917, sau khi lên ngôi, vua  Khải Định đã dùng tiền riêng để cải tạo lại theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công việc xây dựng hoàn tất, cung vẫn giữ nguyên tên gọi.

 

- Từ ngày 28/2/1922, cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy - vua Bảo Đại về sau.

 

- Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định.


- Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cung An Định. Sau năm 1975, bà Từ Cung Hoàng Thái Hậu đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Cung An Định được sử dụng như một khu nhà tập thể cho gia đình các giáo sư Đại học Huế và bị xuống cấp nghiêm trọng cho đến năm 2001 mới được phục hồi, trùng tu.

 

Ngày nay,Cung An Định được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm Huế.

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

3. Vẻ đẹp kiến trúc

 

Cung An Định được xây dựng như một lâu đài cổ kính theo phong cách Châu Âu, mang trong mình vẻ đẹp của sự giao thoa văn hoá Đông Tây, đặc biệt dưới giai đoạn triều Nguyễn lúc bấy giờ, thì nên văn minh Phương Tây mang một tầm ảnh hưởng rất lớn.

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế (ảnh sưu tầm)

 

Cung An Định toạ lạc trên diện tích vô cùng rộng lớn khoảng 23.000m2 với đa dạng các công trình kiến trúc khác nhau. Khi còn nguyên vẹn, nơi đây gồm 10 công trình khác nhau, điển hình phải kể đến như: Bến thuyền, Cửa cung, lầu Khải Tường, đình Trung Lập, nhà hát Cửu Tư Đài, hồ nước, chuồng thú,... Nhưng đến ngày nay, hiện chỉ còn ba công trình chính để du khách có thể tham quan và chiêm ngưỡng gồm Cửa cung, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Đình Trung Lập nằm ngay cổng chính Cung An Định (ảnh sưu tầm)

 

*Đình Trung Lập: Khi bước vào cổng chính, bạn sẽ bắt gặp ngay đình Trung Lập. Công trình này có kết cấu hình bát giác, với nền được nâng cao hơn so với mặt đất, trên mái chạm hoa văn hình rồng uốn lượn rất đẹp mắt. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920 rất đẹp và kỳ công.

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Một góc nhìn về Đình Trung Lập (ảnh sưu tầm)

 

*Lầu Khải Tường : Là kiến trúc chính của cung An Định, đây là nơi tinh hoa hội tụ, là tâm điểm chính của cung. Công trình này có lối kiến trúc lâu đài châu Âu lấy màu vàng làm chủ đạo, với diện tích chiếm tới 745m2, và có tất cả 3 tầng. Tổng cộng 22 phòng lớn nhỏ. Trong đó, tầng 1 gồm 7 phòng được trang trí vô cùng lộng lẫy, lầu 2 là nơi gia đình vua sinh hoạt và tầng 3 với 7 phòng chính là nơi thờ tự.

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Lầu Khải Tường - Kiến Trúc Chính tại Cung An Định (ảnh sưu tầm)

 

Cái tên Lầu Khải Tường do chính vua Khải Định đặt với ý nghĩa là điềm lành, khởi phát. Điểm nhấn đặc biệt nhất chính là tầng 1 với 06 bức tranh sơn dầu được vẽ trực tiếp lên tường mô tả lăng của các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định. Các bức tranh được mạ vàng và trang trí tỷ mỷ, đầy tính nghệ thuật.

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế'

 

Tầng 1 tại Lầu Khải Tường (ảnh sưu tầm)

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Tầng 1 tại Lầu Khải Tường (ảnh sưu tầm)

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Tầng 1 tại Lầu Khải Tường (ảnh sưu tầm)

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Nội thất sang trọng và đẳng cấp bên trong Lầu Khải Tường (ảnh sưu tầm)

 

4. Điểm checkin ấn tượng

 

Với vẻ đẹp nguy nga, đầy cổ kính, Cung An Định trở thành điểm checkin siêu mê của các bạn trẻ khi ghé đến tham quan. Không những thế, nhiều nhà làm phim cũng chọn nơi đây để làm cảnh quay ấn tượng. Đặc biệt hơn, để hợp với khung cảnh, nhiều bạn trẻ còn mang trang phục áo dài Huế thơ mộng, càng làm tôn lên vẻ đẹp của bức ảnh.

 

Sau đây là một bài bức hình mà chúng tôi sưu tầm được:

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Góc checkin siêu mê tại Cung An Định (ảnh sưu tầm)

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Góc checkin siêu mê tại Cung An Định (ảnh sưu tầm)

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Góc checkin siêu mê tại Cung An Định (ảnh sưu tầm)

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Góc checkin siêu mê tại Cung An Định (ảnh sưu tầm)


Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Góc checkin siêu mê tại Cung An Định (ảnh sưu tầm)

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Góc checkin siêu mê tại Cung An Định (ảnh sưu tầm)

 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Góc checkin siêu mê tại Cung An Định (ảnh sưu tầm)


 

Cung An Định - 179 Phan Đình Phùng, Huế

 

Góc checkin siêu mê tại Cung An Định (ảnh sưu tầm)

 

5. Giá vé tham quan cung An Định

 

- Phí tham quan 50.000 VND/ người lớn, trẻ em miễn phí;

- Giờ mở cửa: 07:00 - 17:00 các ngày trong tuần;

 

Nếu có dịp đến với Huế thương, mời bạn ghé đến Cung An Định để tham quan và trải nghiệm nhé!

 

Link bản đồ:

 

Toplist Nổi Bật: