CoTrang.org
Khám Phá Nét Đẹp Việt Nam
Bạn hãy nhập các thông tin đầy đủ vào các mục bên dưới
Ngắm Trọn Sông Nhật Lệ Quảng Bình - Nổi Tiếng và Đầy Mộng Mơ, Review chi tiết
Sông Nhật Lệ là một con sông nổi tiếng tại Quảng Bình bởi vẻ đẹp mượt mà, uốn lượn và kiều diễm như một nàng Kiều nữ xinh đẹp. Không chỉ dừng lại ở đó, sông Nhật Lệ còn là nơi in đậm dấu tích lịch sử của nhiều thời đại, trong đó phải kể đến cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh. Hãy cùng Cotrang.org khám phá nhé.
Xem thêm >> 25+ Địa Điểm Du Lịch Đồng Hới Quảng Bình Đẹp và Nổi Tiếng Nhất Xem thêm >> 25+ Quán Ăn Đồng Hới Quảng Bình Ngon và Nổi Tiếng Nhất
Xem thêm >> 25+ Địa Điểm Du Lịch Đồng Hới Quảng Bình Đẹp và Nổi Tiếng Nhất
Xem thêm >> 25+ Quán Ăn Đồng Hới Quảng Bình Ngon và Nổi Tiếng Nhất
1. Vị trí Sông Nhật Lệ
Sông Nhật Lệ có chiều dài 85 km, chảy qua thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Sông bắt nguồn từ núi U Bò và chảy ra Biển Đông tại Cửa Biển Nhật Lệ. Nhờ có dòng sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới đã trở nên hiền hoà, mát mẻ và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trên sông có 02 cây cầu bắc qua đó là: Cầu Nhật Lệ 1, Cầu Nhật Lệ 2.
Các con đường nổi tiếng nằm dọc sông Nhật Lệ là: đường Nguyễn Du, đường Trương Pháp, đường Quách Xuân Kỳ, đường Nhật Lệ. Bạn chỉ cần đi tới các con đường này là có thể ngắm nhìn dòng sông rồi đấy nhé.
Sông Nhật Lệ - Quảng Bình
2. Ý nghĩa tên Sông Nhật Lệ
Tên sông "Nhật Lệ" rất đẹp nhưng không ai chắc chắn về ý nghĩa thực sự của tên, mà chỉ là lời kể của người xưa về nó. Vậy hãy cùng tìm hiểu một vài điển tích lịch sử nhé.
Ý nghĩa thứ nhất: Chuyện kể rằng, nàng Mỵ Ê là vương phi của vua nước Chiêm Thành. Dưới Triều đại vua Lý Thái Tông, Chiêm Thành không thuần phục Đại Việt, vua Lý Thái Tông thân hành đi chinh phạt. Vua Lý nghe danh nàng Mỵ Ê sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành liền sai quan Trung Sứ mời vào hầu hạ. Để thủ tiết, nàng khoác chiếc khăn long, trẫm mình xuống dòng sông.
Sau này, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gã công chúa Huyền Trân làm hoàng hậu Chiêm Thành và cuộc hôn nhân chính trị đã đưa về cho nước Đại Việt hai châu Ô, Lý. Dặm đường xa ngái làm dâu xứ người, nước mắt công chúa Huyền Trân âm thầm rơi vào cửa sông này. Cảm thương cho bậc kiều nữ của hai đất nước đã lặng lẽ đánh rơi những giọt lệ buồn man mác mà người ta đã gọi tên dòng sông là Nhật Lệ.
Ý nghĩa thứ hai: trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1570 – 1786), khi dòng sông Gianh trở thành lằn ranh của hai bên chiến tuyến thì những lưu dân ở bờ Nam vẫn thường hướng về bờ Bắc, nhớ quê hương mà dòng lệ tuôn rơi. Lâu dần nước mắt chảy thành sông rồi từ sông chảy ra biển mà thành tên Nhật Lệ.
3. Vẻ đẹp của Sông Nhật Lệ
Sông Nhật Lệ có dòng nhảy ôn hoà, nhẹ nhàng và làn nước trong xanh quanh năm, nhìn từ xa dòng sông như một dải lụa mềm mại ôm ấp thành phố Đồng Hới thơ mộng.
Khi đặt chân đến đây, bạn sẽ không khỏi ngỡ màng bởi vẻ đẹp trong vắt và mênh mông rộng lớn của dòng sông. Cảnh đẹp sông Nhật Lệ, biển Nhật Lệ đã đi vào thơ ca nhẹ nhàng, bình dị. Trong đó, nổi tiếng nhất là bài thơ: Nhật Lệ Giang Vãn Diểu.
Mâu Lệ thanh cao hữu Trực kỳ,
Cảnh liêu nhân xứ thị tà huy.
Sơn thành điểu đạo xuyên vân khứ
Hải quốc ngư phàm trục lãng quy.
Trường luỹ đương niên mưu hoạch tại
Bình quan cựu lộ vãng lai hy
Thử gian định hữu hiền cư sĩ
Vị lão yên hà phất điếu ky.
Dịch nghĩa
Núi Đâu Mâu cao, sông Nhật Lệ xanh bên phải chảy về hướng phố;
Nơi phong cảnh rực rỡ là nơi bóng xế chiều;
Phố trên núi đường chim bay xuyên qua mây ;
Trên sông buồm thuyền chài quay hướng trở về;
Luỹ Trường Dục là mưu chước năm xưa còn lại;
Đường cũ đến ải Quảng Bình người qua lại thưa thớt;
Ở đây nhất định có người hiền về ở ẩn;
Mây khói còn rực rỡ phản chiếu nơi bãi câu.
Thời điểm đẹp nhất để ngắm nhìn dòng sông có lẽ là lúc bình minh và hoàng hôn. Nhật lệ như một bức tranh đầy màu sắc rực rỡ, khiến ta muốn ngắm nhìn mãi không thôi.
Sông Nhật Lệ khi bình minh dần lên
Buổi tối, sông Nhật Lệ lấp lánh ánh đèn vô cùng rực rỡ và đông vui. Đi bộ ngắm cảnh dọc hai bên bờ sông, trên cầu, tận hưởng không khí mát mẻ và thoáng đãng, ngắm nhìn phố phường là điều tuyệt vời.
Sông Nhật Lệ vào buổi tối, lấp lánh ánh đèn
Một vài hình ảnh đẹp về Sông Nhật Lệ:
4. Các hoạt động vui chơi tại Sông Nhật Lệ
Là dòng sông nằm ngay trung tâm thành phố Đồng Hới, nơi đây tập trung nhiều địa danh nổi tiếng và nhiều nhà hàng, quán cafe rất đẹp. Sau đây là những trải nghiệm hấp dẫn gợi ý đến bạn:
* Ghé thăm Tượng Đài Mẹ Suốt:
Tượng Đài Mẹ Suốt là một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại mảnh đất Quảng Bình. Nơi sống lại quá khứ hào hùng của dân tộc, nơi thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau về sự dũng cảm, hy sinh của Mẹ Suốt. Một người mẹ ngày đêm chèo thuyền đưa bộ đội sang sông.
Tọa lạc ngay bên bờ sông Nhật Lệ, trên trục đường Quách Xuân Kỳ, ngay trung tâm thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Từ đây, bạn có thể đi bộ đến Chợ Đồng Hới tầm 200m, Cầu Nhật Lệ tầm 1km, Quảng Bình Quan tầm 550m.
Đây là di tích lịch sử nổi tiếng ở Quảng Bình để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng cho mỗi du khách khi có dịp ghé thăm.
Dáng vẻ hiên ngang khi lao động của mẹ Suốt được khắc họa rõ nét
Xem thêm >> Tượng Đài Mẹ Suốt Quảng Bình - Câu Chuyện Đầy Cảm Động về Người Mẹ Chèo Thuyền Đưa Con Sang Sông
*Ngắm nhìn Cầu Nhật Lệ 1&2:
Đây là 02 cây cầu nổi tiếng bắc qua Sông. Mỗi cây cầu có một vẻ đẹp riêng, không những giúp kết nối lưu thông 02 bờ Nhật Lệ mà còn trở thành biểu tượng của thành phố.
Hình ảnh Cầu Nhật Lệ 2 tại Đồng Hới
Hình ảnh Cầu Nhật Lệ 1 tại Đồng Hới
*Checkin tại Di Tích Nhà Thờ Tam Toà:
Nằm trên đường Nguyễn Du, phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Trong lịch sử, đây là một nhà thờ Công Giáo của giáo xứ Tam Tòa được xây dựng theo kiến trúc Bồ Đào Nha và được xem là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam.
Di Tích Tam Toà nằm ngay trung tâm thành phố, bên dòng sông Nhật Lệ hiền hoà và thơ mộng có view tuyệt đẹp. Xung quanh được bao phủ bởi công viên rộng lớn, nhiều cây xanh mát mẻ.
Nằm ngay bên cạnh dòng sông Nhật Lệ thơ mộng
Trong Chiến tranh Việt Nam, nhà thờ đã bị bom đạn Mỹ phá hủy, chỉ còn lại những tàn tích và sau đó được bảo tồn như một chứng tích chiến tranh.
Toàn cảnh Di tích Nhà thờ Tam Tòa nhìn từ trên cao
Xem thêm >> Di Tích Nhà Thờ Tam Toà Quảng Bình - Đẹp Cổ Kính và Nhẹ Nhàng bên Dòng Sông Nhật Lệ, Review chi tiết
*Mua sắm tại Chợ Đồng Hới:
Chợ Đồng Hới là một chợ lớn và sầm uất nhất tại Đồng Hới. Chợ nằm tại đường Mẹ Suốt, gần với tượng đài Mẹ Suốt và cách Cầu Nhật Lệ 1 tầm 1km. Chợ nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi ngon, mới đánh bắt vào bờ và vô vàn đặc sản nổi tiếng của người dân địa phương Quảng Bình như: Mực Khô, Cá Khô, Tôm Khô, Khoai Deo, Nước Mắm, Mắm Ruốc...Đến đây, bạn tha hồ mua sắm nhé.
Một góc Chợ Đồng Hới nằm bên bờ sông Nhật Lệ
*Uống Cafe, ăn uống tại các Nhà Hàng, Quán Cafe ven sông:
Hai bên bờ sông là vô số nhà hàng, quán cafe đông vui và nhộn nhịp. Nhâm nhi một tách cafe thơm ngon hay thưởng thức những món ăn đậm chất địa phương và ngắm nhìn dòng sông là một trải nghiệm hấp dẫn mà nhất định bạn phải thử đấy nhé. Sau đây là một vài hình ảnh đẹp gửi đến bạn:
Cát Quảng Bình - 18 Nguyễn Du, Đồng Hới - Vừa ngắm sông vừa thưởng thức Trà Sữa Xương Rồng
Nhà Hàng Mực Nhảy - 49 Nhật Lệ, Đồng Hới Nhật Lệ - Hải sản rất tươi, vừa ăn vừa ngắm cầu Nhật Lệ
Một góc checkin của du khách tại Sông Nhật Lệ (ảnh sưu tầm)
Xem thêm >> 25+ Nhà Hàng Đồng Hới Quảng Bình Ngon và Nổi Tiếng Nhất Xem thêm >> 20+ Quán Cafe Đồng Hới Quảng Bình Nổi Tiếng, Đông Khách
Xem thêm >> 25+ Nhà Hàng Đồng Hới Quảng Bình Ngon và Nổi Tiếng Nhất
Xem thêm >> 20+ Quán Cafe Đồng Hới Quảng Bình Nổi Tiếng, Đông Khách
5. Nơi ghi dấu các chiến tích lịc sử hào hùng
Sau đây là một vài chiến tích lịch sử được chúng tôi tìm kiếm được, trích từ Theo wikipedia.org:
Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt. Tháng 2 năm 1069, niên hiệu Thần Vũ thứ nhất, cùng với Lý Thường Kiệt, vua Lý Thánh Tông thân chinh đem quân đi đánh Chiêm Thành. Khi Lý Thường Kiệt đến cửa biển Nhật Lệ, thủy quân Chiêm Thành xông ra chặn quân Việt. Quân Đại Việt giành chiến thắng và bắt sống Chế Củ. Chế Củ đã chuộc mạng bằng cách xin dâng ba châu Bố Chính (Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch ngày nay), Địa Lý (Lệ Thủy và Quảng Ninh ngày nay) và Ma Linh (Quảng Trị ngày nay).
Năm 1075, vua Lý Nhân Tông cử Lý Thường Kiệt vào bình định lại, chính thức vẽ bản đồ cương giới ba châu, đổi tên châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh, giữ tên châu Bố Chính, và xuống chiếu mộ dân vào giữ vùng đất mới. Tên sông Nhật Lệ dường như được đặt lại trong thời gian đó.
Vào thời Trịnh–Nguyễn phân tranh (1570–1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627–1672) giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, chiến trường chính là miền Bố Chính, từ đèo Ngang đến Nhật Lệ. Bờ nam sông Gianh đến sông Nhật Lệ là tuyến phòng thủ của quân Nguyễn.
Trong Chiến tranh Việt Nam (1954–1975), không quân Hoa Kỳ đã đánh phá miền Bắc Việt Nam, nặng nhất là ở tỉnh Quảng Bình. Những nơi bị đánh phá chủ yếu gồm phà Long Đại (nay là cầu Long Đại), phà Xuân Sơn, phà sông Gianh (nay là cầu sông Gianh), đèo Ngang, quốc lộ 1, đường 15, hệ thống đường 559 (đường Trường Sơn), thành phố Đồng Hới và cửa biển Nhật Lệ
Sông Nhật Lệ không chỉ là một nàng thơ kiều diễm mà còn là nơi ghi dấu lịc sử hào dùng của dân tộc. Nếu có dịp đến với Đồng Hới, dừng quên dừng chân ngắm nhìn dòng sông Nhật Lệ nhé.